Lỗ tai bị Chảy Mủ phải làm sao? Có thể tự điều trị tại nhà được không?

Lỗ tai bị Chảy Mủ phải làm sao? Có thể tự điều trị tại nhà được không?

Lỗ tai bị chảy mủ phải làm sao? Nếu bạn đang loay hoay tìm câu trả lời cho câu hỏi này, thì bạn nên dành thời gian tìm hiểu cụ thể về triệu chứng, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của bệnh lý trước khi đi tìm cách xử lý. Và toàn bộ những thông tin này sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.

Lỗ tai bị chảy mủ là gì? Triệu chứng của bệnh

Lỗ tai bị chảy mủ là tình trạng dịch chảy ra ngoài từ bên trong ống tai. Dịch chảy ra có thể trong như nước hoặc có màu ngả vàng giống như mủ. Thông thường dịch chảy ra thường bao gồm cả nước và máu, một số người sẽ có mùi hôi.

Đây là một bệnh lý gặp ở nhiều người, kể cả trẻ em và người lớn. Nếu là viêm tai cấp tính, dịch chảy ra rồi sẽ tự hết và không gây ra vấn đề nghiêm trọng gì. Nhưng nếu dịch chảy ra nhiều và tái đi tái lại nhiều lần, thì người bệnh cần phải đi khám và thực hiện các biện pháp can thiệp.

Ở người gặp tình trạng tai chảy mủ sẽ có các triệu chứng điển hình sau: đau tai, tai bị ù, nghe kém hoặc nghe không rõ. Còn với các bé nhỏ sẽ có triệu chứng như quấy khóc, nóng, sốt, ngủ không ngon, hay khóc,…

Lỗ tai bị chảy mủ cần phải phát hiện sớm để tránh những biến chứng về sau
Lỗ tai bị chảy mủ cần phải phát hiện sớm để tránh những biến chứng về sau

Nguyên nhân khiến lỗ tai bị chảy mủ

Trước khi biết lỗ tai bị chảy mủ phải làm sao thì chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trước tiên. Bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài của thính giác chính là vành tai và ống tai.  Nhưng những bộ phận này được bảo vệ bởi màng nhỉ. Do đó, bản thân các cơ quan này đã được bảo vệ vô cùng chắc chắn và có thể chống lại các tác nhân như vi khuẩn, bụi bẩn.

Chất sáp ráy và lông mịn ở cửa tai sẽ tạo ra “hệ thống phòng thủ” chắc chắn. Bình thường, ống tai vô cùng khô thoáng. Khi dịch chảy ra ở tai thì đó là một biểu hiện bất thường. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này. Vấn đề có thể xuất hiện ở ống tai hoặc có thể ở sâu bên trong. Sau đây là một số nguyên nhân điển hình khiến lỗ tai bị chảy mủ.

Tai giữa bị nhiễm trùng: Người ta vẫn gọi là viêm tai giữa cấp hoặc mạn tính. Tình trạng viêm nhiễm này được lây nhiễm từ mũi họng đi lên thông qua vòi nhĩ. Virus, vi khuẩn từ mũi, họng được đưa lên tai và gây bệnh. Khi đó tai sẽ bị tích tụ dịch và làm thủng màng nhỉ để chảy ra ngoài qua ống tai. Nếu tình trạng này không được khắc phục, người bệnh có thể sẽ bị viêm tai xương chũm.

Chấn thương tai: Khi tai bị tổn thương có thể gây trầy xước hoặc đứt rách ở bên trong ống tai. Thậm chí, bạn có thể bị vỡ xương đá và làm rò rỉ dịch não qua tai. Tùy từng giai đoạn của bệnh, người bệnh có thể bị chảy dịch hoặc chảy mủ. Đây được xem là một vấn đề khá nguy hiểm. Người bệnh cần nhận biết sớm và can thiệp điều trị.

Viêm tai ngoài: Các tác nhân gây bệnh đã chọc thủng lớp bảo vệ để xâm nhập vào bên trong da ống tai. Tác nhân ở đây bao gồm vi khuẩn, virus. Tai bị ngấm nước, ráy tai tích tụ hoặc lấy ráy tai quá sạch là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh phát triển. Chính cách bạn ngoáy tai cũng là một nguyên nhân khiến tai ngoài bị viêm và gây chảy mủ.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, chảy mủ ở lỗ tai còn do có khối u, u hoặc tai có dị vật. Để điều trị lỗ tai chảy mủ có hiệu quả, bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân của vấn đề này.

 

 

Trẻ nhi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất
Trẻ nhi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất

>>>Xem thêm

Tai chảy mủ có nguy hiểm không?

Vấn đề chảy mủ ở lỗ tai có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của tình trạng chảy mủ. Trong trường hợp, tai chảy mủ kéo dài và người bệnh không thực hiện bất kỳ biện pháp điều trị gì, thì vấn đề của bệnh lý sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Với những trường hợp bị chảy mủ do viêm tai giữa, chấn thương tai hoặc viêm tai ngoài, bệnh càng để lâu càng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho người bệnh. Chính vì vậy, để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tai, nhất là không khiến tai hay các bộ phận thông với tai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám, xác định rõ nguyên nhân. Có như vậy, việc điều trị bệnh và ngăn ngừa những diễn biến xấu mới đem lại hiệu quả.

Lỗ tai bị chảy mủ phải làm sao? Cách xử lý

Để khắc phục tình trạng lỗ tai bị chảy mũ, bạn có thể sử dụng các phương pháp Tây y hoặc có thể tự chăm sóc và xử ký tại nhà.

Điều trị chảy mủ tai bằng Tây y

Với các biện pháp điều trị từ Tây y, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số thuốc uống và thuốc nhỏ. Các sản phẩm này sẽ có thành phần kháng sinh và giảm đau. Thành phần của sản phẩm sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm nhiễm và làm dịu các triệu chứng của bệnh lý.

Trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm dẫn đến sốt, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm hạ sốt. Các loại thuốc vẫn được kê đơn cho bệnh nhân như: finafloxacin, ibuprofen, ofloxacin, acetaminophen,…

Ngoài sử dụng sản phẩm điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện lấy dịch mủ ở trong tai và làm sạch vùng tai cho người bệnh bằng cách nội soi. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua các sản phẩm điều trị về tự uống.

Khi phát hiện tai bị chảy mủ cần cho trẻ đến khám bác sĩ ngay
Khi phát hiện tai bị chảy mủ cần cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt

Xử lý tại nhà

Bạn hoàn toàn có thể cải thiện và xử lý tình trạng lỗ tai bị chảy mủ tại nhà. Lỗ tai bị chảy mủ phải làm sao? Đây cũng là một cách xử lý khá hiệu quả đang được nhiều người áp dụng. Bởi cách bạn chăm sóc và vệ sinh tai ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh. Một số hoạt động bạn có thể thực hiện tại nhà để cải thiện tình trạng chảy mủ như:

  • Đắp túi giữ nhiệt hoặc khăn ấm vào tai khoảng 15 phút để làm dịu tình trạng đau nhức.
  • Nếu bạn gặp phải dấu hiệu sưng đỏ, bạn có thể dùng đá hoặc khăn lạnh để đắp.
  • Vệ sinh tai hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc sản phẩm chuyên dụng.
  • Kết hợp vệ sinh mũi họng để ngăn ngừa vi khuẩn, virus lây lan sang tai.
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ.
  • Ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc và đúng giờ.
  • Tiêm phòng cúm.
  • Đảm bảo vệ sinh tai bằng các dụng cụ sạch sẽ.
  • Hạn chế để tai bị ô nhiễm tiếng ồn.
  • Lau khô và làm sạch tai sau khi tắm, bơi hoặc để tai bị vào nước.
  • Đảm bảo nguồn nước tai tiếp xúc sạch sẽ.
  • Lấy ráy tai đúng cách với tần suất hợp lý.
Thăm khám và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ biến chứng nặng như điếc tai, nhiễm trùng ...
Thăm khám và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ biến chứng nặng như điếc tai, nhiễm trùng …

Nếu như bạn có thực hiện các biện pháp xử lý tại nhà và dùng thuốc theo đơn kê nhưng các triệu chứng của bệnh không đỡ. Thì bạn cần đi khám lại và thực hiện theo hướng điều trị của bác sĩ.

Như vậy lỗ tai bị chảy mủ phải làm sao? Điều quan trọng đầu tiên bạn phải hiểu rõ về bệnh và cách chăm sóc, vệ sinh tai ngay lúc đó. Và đến cơ sở y tế thăm khám là điều cần thiết và quan trọng. Chúc bạn sẽ luôn biết cách chăm sóc đôi tai một cách tốt nhất.